Toan tính của Electrolux khi 'săn' Sunhouse

Thời gian gần đây, Electrolux nuôi tham vọng thống trị nhiều thị trường đồ gia dụng trên thế giới và liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm và tại Việt Nam, Sunhouse là một thương hiệu rất "hời".

Tập đoàn Electrolux là một tập đoàn đa quốc gia lập văn phòng đại diện tại Việt Nam năm 1993 tới năm 1998 thành lập công ty 100% vốn nước ngoài với các sản phẩm chính gồm máy giặt, tủ lạnh, bếp gas, lò vi sóng, máy hút bụi...

Tham vọng lớn

Hiện trên toàn cầu Electrolux có đến 60 nhãn hiệu, ở quốc gia nào cũng có thương hiệu con, đánh nhiều mảng liên quan đến hàng tiêu dùng, đồ da dụng. Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang trở nên tiềm năng, với hơn 94 triệu dân vì vậy việc mở rộng thị trường như tự xây dựng kinh doanh riêng, tìm công ty địa phương có nền tảng phân phối, nhà máy để M&A cũng là điều bình thường nhằm kết hợp sức mạnh, tính toán có lợi của đôi bên và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về phía Sunhouse, được thành lập cách đây 17 năm với với tên gọi Công ty TNHH Phú Thắng, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Đến nay, Đến năm 2004, Sunhouse liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc thiết lập Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam và xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng. Hiện “ông lớn” này đã gia nhập nhóm doanh nghiệp ngàn tỷ, sở hữu 7 công ty thành viên và 6 nhà máy, với tổng diện tích hơn 40 ha.

Theo thống kê chưa chính thức, doanh thu năm 2017 của Sunhouse đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính riêng doanh thu từ các thiết bị gia dụng, Sunhouse đang nắm giữ thị phần lớn nhất của khoảng 10% thị trường trong nước. Trong đó, thị phần lớn nhất thuộc dòng sản phẩm nồi, chảo chống dính, chiếm 50%. Còn lại các dòng sản phẩm phục vụ số đông chiếm 20-30% thị phần.

Bên cạnh đó, Sunhouse sở hữu mạng lưới 50.000 điểm bán, trên 500 nhà phân phối, sản xuất kinh doanh hơn 450 nhóm sản phẩm gia dụng thiết yếu, sản phẩm đã có mặt tại toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng truyền thống… trên 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Sunhouse bước đầu đã vươn ra các thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí ngay cả các thị trường khó tính như Hồng Kông, Brazil và Canada, Mexico.

Sunhouse đặt mục tiêu trở thành tập đoàn trên 5.000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2020, mở rộng thị trường phục vụ 350 triệu dân; Khẳng định tên tuổi trên bản đồ gia dụng thế giới với doanh thu xuất khẩu đạt 10 triệu USD. Trong khi đó, ở thị trường trong nước, Sunhouse sẽ phục vụ hơn 20 triệu hộ gia đình trên khắp Việt Nam.

Với mục tiêu đó, Sunhouse buộc phải tìm kiếm đối tác chiến lược đa quốc gia để được giúp sức mở rộng thị trường quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị hệ thống, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới nhất.

Một chuyên gia trong ngành nhận định, trong trường hợp Electrolux mua lại Sunhouse là thông tin chính xác, thì lý do rất có thể là vì thương hiệu và hệ thống phân phối của tập đoàn này.

Chỉ là... tin đồn?

Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn Sunhouse, cả 5 cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tập đoàn này.

Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Đại Thắng và Trần Sỹ Trực đều đã thoái hết vốn tại Sunhouse. Đến ngày 5/9 vừa qua, đến lượt ông Nguyễn Xuân Cường và bà Đinh Thị Đức Hạnh thoái nốt 9% vốn còn lại.

Điều này khiến dư luận rộ tên tin đồn đây bước đi nhằm chuẩn bị cho thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) giữa Sunhouse và Tập đoàn Electrolux (Thụy Điển).

Trước thông tin này, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse - đã phủ nhận và cho biết, Sunhouse chỉ thực hiện việc chuyển toàn bộ cổ phần sở hữu về công ty mẹ là Sunhouse Invest. Cá nhân ông Phú đang sở hữu 50% cổ phần Sunhouse Invest, em trai ông sở hữu 10%, 40% còn lại thuộc về ông Nguyễn Đại Thắng.

Theo ông Phú, năm 2016, Sunhouse có đợt tái cấu trúc để chuẩn bị lên sàn. Ông thành lập Sunhouse Invest là công ty mẹ chuyên đầu tư vào các công ty con. Đương nhiên, với mô hình quản trị theo mô hình công ty mẹ - công ty con (holdings), ông Phú và các cổ đông sáng lập sẽ bán hết vốn công ty con về công ty mẹ.

Bên cạnh đó, hiện nay, ngoài Electrolux, Tập đoàn Haier (Trung Quốc), Tập đoàn Muji và Zojirushi (Nhật) cũng đang tìm hiểu Sunhouse. Trong đó, đáng chú ý có đối thủ không đội trời chung của Electrolux là Haier. Haier là công ty đa quốc gia chuyên về các thiết bị điện máy tiêu dùng và gia dụng của Trung Quốc đã vợt mất thương vụ Electrolux mua lại mảng kinh doanh thiết bị gia dụng của General Electric (GE – Mỹ) 3 năm trước, với giá 5,4 tỷ USD. Ở Việt Nam, năm 2011, Haier mua lại mảng kinh doanh máy giặt, tủ lạnh tiêu dùng và sản phẩm điện máy tiêu dùng khác ở Việt Nam và một số thị trường khác tại Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines từ tay Tập đoàn Sanyo Electric.

Nguồn : Diễn Đàn Doanh Nghiệp

 (0)

Bạn đã có một tài khoản? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading
Đang tải thêm dữ liệu loading